Nếu bé có răng mọc lệch, ba mẹ nên đưa bé tới khám tại các nha khoa, bệnh viện để có cách xử lý hoặc nhổ răng mọc lẫy để tránh đề lại hậu quả nghiệm trọng

Hỗ trợ tăng lưu lượng tuần hoàn máu
Hỗ trợ duy trì tuổi xuân
Tăng cường sự phát triển về thể lực, trí lực
Nguồn gốc: Nhập khẩu Mỹ 100% chính hãng
Khi bé yêu không còn là chủ tịch hợp tác xã “toàn lợi” chính là ngày khai sinh chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ. Khi bé 6 tuổi, một số bé có thể sớm hoặc muộn hơn, có hiện tượng răng sữa bị lung lay. Cũng có nhiều trẻ không lung lay nhưng bắt đầu mọc 2 răng cửa hàm dưới thay thế cho 2 răng sữa đây là hiện tượng răng mọc lẫy.
Vì sao răng sữa mọc lẫy (lệch)
Hàm răng sữa giúp “định vị” cho răng vĩnh viễn phát triển không bị xô lệch. Nhưng đôi khi răng vĩnh viễn lại không muốn đi “chung đường” với răng sữa. Khi hướng mọc của răng vĩnh viễn không trùng với trục của răng sữa thì chân răng sữa sẽ không tiêu.

Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch, hoặc phải nhổ răng mọc lẫy do nhiều yếu tố. Có thể kể đến các nguyên nhân như:
- Do di truyền: Khi trong gia đình có người có hàm răng hô vẩu, móm, hay xương hàm kém phát triển hoặc phát triển quá mức. Hàm răng của trẻ ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền này.
- Do răng sữa rụng sớm hoặc do nhổ răng sai cách: Răng sữa “định vị” cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Răng sữa rụng sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn khó định hướng, nên mọc lẫy, mọc lệch, mọc chen nhau …
>>>Tìm hiểu: Nhổ răng cho trẻ đúng cách an toàn
- Cung răng hẹp: Khiến răng vĩnh viễn phải mọc chen chúc, xô đẩy.
- Trẻ có thói quen xấu: như mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, bú bình, … khiến cấu trúc xương hàm của trẻ bị thay đổi khiến răng mọc lệch.
- Răng sữa bị sâu hoặc chết tủy ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn đang chuẩn bị mọc lên.
Dấu hiệu nhận biết răng bị mọc lệch ở trẻ
Có một số dấu hiệu điển hình có thể giúp ba mẹ nhận biết tình trạng răng mọc lẫy. Từ đó ba mẹ có thể kịp thời đưa bé tới các cơ sở nha khoa, để được tư vấn xem có cần nhổ răng mọc lẫy hay không.

- Trẻ bị đau một bên hàm
- Trẻ hay kêu đau, nhức khớp thái dương hàm
- Mặt trẻ bị lệch, không cân
- Trẻ cắn vào má một cách thường xuyên
- Răng sữa mãi không rụng
Cách xử lý răng mọc lẫy ở trẻ nhỏ
Khi phát hiện răng trẻ bị mọc lẫy, mọc lệch, ba mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa, các cơ sở chăm sóc răng miệng có chuyên môn để được nha sĩ tư vấn.

Cùng với sự phát triển của y học, chuyên ngành nha khoa cũng ngày càng phát triển. Ba mẹ không cần phải quá lo lắng khi phát hiện bé có răng mọc lẫy.
Nếu như trước kia, biện pháp duy nhất là nhổ răng mọc lẫy thì hiện nay chỉnh hình răng được xem như một trong những biện pháp hiệu quả nhất để nắn chỉnh hàm răng mọc lẫy, răng lệch lạc trở lại quỹ đạo – đều, đẹp.
>>> Tham khảo thêm: Biện pháp nhổ răng cho trẻ không đau
Nha khoa Hana cho rằng, điều quan trọng nhất khi chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ là nên hướng dẫn và tạo thói quen chăm sóc răng miệng khoa học, đúng cách ngay khi những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện. Việc đưa trẻ đi khám răng định kỳ sẽ giúp phát hiện kịp thời và xử lý các vấn đề răng miệng của trẻ để con yêu luôn tự tin với nụ cười xinh.
LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH
Địa chỉ: Số 229 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0368.776.999 – 0984.637.224
Email: nhakhoahana@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoathammyquoctehana/